Buy Limit là gì? Cách cài đặt và sử dụng lệnh Buy Limit
Bởi admin - Đăng ngày: 25/07/2022 - Cập Nhật: 28/07/2022Nếu như Sell Limit là lệnh chờ bán ở mức giá cao hơn, thì Buy Limit lại là lệnh chờ mua ở mức giá thấp hơn so với thời điểm hiện tại. Lệnh Sell Limit giúp nhà đầu tư có thể gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro ít hơn cũng như có nhiều thời gian rảnh để làm những việc khác. Vậy Buy Limit là gì? Khi nào nên sử dụng lệnh Buy Limit? Chiến lược giao dịch Buy Limit như thế nào hiệu quả? Tất cả sẽ được Soria For Congress giải đáp ngay sau đây.
Nội dung
Buy Limit là gì?
Buy Limit là lệnh chờ mua được trader sử dụng khi tin rằng giá sẽ tăng mạnh, nhưng trước khi tăng sẽ giảm về vùng giá thấp hơn so với thời điểm hiện tại. Khi đó, lệnh Buy Limit sẽ giúp trader mua được ở mức giá thấp hơn. Khi giá giảm xuống và chạm đến điểm đặt lệnh, một vị thế mua sẽ tự động được mở.
Ví dụ:
Xu hướng chính của cặp tiền USD/JPY đang là uptrend. Mức giá đang giao dịch hiện tại là 131 USD. Tuy nhiên, mức giá này lại đang nằm ở khu vực đỉnh và sắp tới sẽ có khả năng giảm điều chỉnh. Do đó, trader hoàn toàn có cơ hội mua cặp tiền này với mức giá tốt hơn.
Vùng giá 126,8 USD – 127,5 USD nằm trong vùng quan trọng 31,8% – 50% của công cụ Fibonacci thoái lui. Vì thế, trader có thể sử dụng lệnh Buy Limit tại mức giá 127 USD.
Ý nghĩa của lệnh chờ Buy Limit
Buy Limit là lệnh chờ mua được các trader có kinh nghiệm sử dụng khi nhận định xu hướng hiện tại là Uptrend, nhưng không muốn vào lệnh mua ở giá hiện tại vì mức giá đó chưa phải là mức giá tốt so với kỳ vọng của họ. Họ dự đoán giá sẽ giảm xuống sau đó mới tiếp diễn xu hướng uptrend.
Tuy nhiên, họ lại không có nhiều thời gian để canh giá giảm xuống mức giá kỳ vọng rồi mới đặt lệnh. Khi đó lệnh Buy Limit sẽ phát huy tác dụng và giúp trader mua được mức giá thấp hơn mà không cần canh biểu đồ chờ giá giảm.
Ưu – Nhược điểm của lệnh Buy Limit
Lệnh Buy Limit là công cụ giúp trader gia tăng lợi nhuận khá hiệu quả. Nhưng cũng như các loại lệnh trong Forex khác, Buy Limit cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
- Trader có thể mua được ở mức giá rẻ hơn so với giá hiện tại, từ đó gia tăng lợi nhuận kiếm được.
- Giảm rủi ro bị quét Stop loss và lợi nhuận tiềm năng cũng tốt hơn.
- Nếu giao dịch theo lệnh Market, trader sẽ phải ngồi canh biểu đồ và chờ giá dịch chuyển về vùng kỳ vọng để giao dịch. Nhưng Buy Limit sẽ giải quyết toàn bộ vấn đề này, trader chỉ cần đặt lệnh, khi giá chạm đến điểm đặt lệnh lệnh bán sẽ tự động được kích hoạt.
- Cải thiện tâm lý giao dịch của nhà đầu tưe và loại bỏ giao dịch theo cảm xúc.
Nhược điểm:
- Lệnh Buy Limit có thể khiến trader bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt, bởi nếu giá giảm xuống nhưng không chạm đến điểm đặt Buy Limit thì lệnh của bạn sẽ không được khớp.
- Lệnh Buy Limit không giúp trader tăng tỷ lệ thắng. Nếu trader nhận định sai thì dù Buy Limit hay Buy trực tiếp vẫn có tỷ lệ rủi ro vẫn ngang nhau.
Khi nào nên dùng lệnh Buy Limit?
Buy Limit có thể giúp trader gia tăng lợi nhuận nhưng công cụ này cũng có những hạn chế nhất định. Do vậy, trader cần xác định khi nào nên sử dụng lệnh Buy Limit để có chiến lược giao dịch hiệu quả.
- Đoán được hướng đi của thị trường
Khi xu hướng hiện tại đang là uptrend, nhưng bạn dự đoán giá sẽ giảm xuống mức giá nào đó rồi mới tiếp tục xu hướng chính. Khi đó, nếu trader Buy theo giá thị trường thì sẽ không thể có mức giá tốt nhất. Vì vậy, trong trường hợp này lệnh Buy Limit là lựa chọn tối ưu.
- Những người bận rộn hoặc giao dịch trên timeframe lớn
Thông thường những trader giao dịch trên khung thời gian lớn, họ sẽ phân tích thị trường và sử dụng lệnh chờ hường xuyên. Do khung thời gian lớn thì việc chờ đợi giá đi đúng hướng để khớp lệnh sẽ rất mất thời gian. Ngoài ra, những người không có nhiều thời gian hoặc đang làm những công việc khác thì việc chờ đợi giá đi đúng hướng để khớp cũng sẽ không tối ưu.
- Những người hay bị ảnh hưởng bởi tâm lý
Trong giao dịch tài chính nói chung và Forex nói riêng, rất khó tránh khỏi tâm lý FOMO sợ mất cơ hội tốt để vào lệnh. Khi đó, lệnh Buy Limit được cài đặt sẵn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng FOMO. Đồng thời, giúp trader kiên nhẫn, tỉnh táo và không bị ảnh hưởng quá tiêu cực bởi biến động của hành động giá trên thị trường.
Cách đặt lệnh Buy Limit trên MT4
Cách cài đặt lệnh Buy Limit trên nền tảng MT4 cực kỳ đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở phần mềm MT4 và đăng nhập tài khoản.
Bước 2: Chọn cặp tiền bạn đang quan tâm => Mở biểu đồ giá để phân tích hướng đi của thị trường. Lệnh Buy Limit chỉ được thực hiện khi thị trường đang uptrend và chuẩn bị có một đợt giảm điều chỉnh.
Bước 3: Vào “New Order” trên thanh công cụ nằm ngang hoặc ấn vào phím tắt “F9” để mở hộp lệnh. Tiếp theo, trong mục “Type” chọn “Pending order”.
Bước 4: Tiến hành điền các thông số đặt lệnh:
- Volume: Khối lượng giao dịch muốn thực hiện (tính theo lot tiêu chuẩn).
- Stop loss & Take profit: Mức giá cắt lỗ, chốt lời mong muốn.
- Price: Mức giá kích hoạt lệnh mua.
- Expiration: thời gian hết hạn của lệnh chờ. Quá mức thời gian cài đặt này, lệnh Buy Limit sẽ tự động bị hủy.
Bước 5: Kiểm tra lại tất cả các thông tin đặt lệnh, sau đó ấn “Place” để hoàn thành các bước đặt lệnh Buy Limit.
Cách sử dụng lệnh Buy Limit hiệu quả
Làm thế nào để sử dụng lệnh Buy Limit hiệu quả? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số chiến lược đặt lệnh Buy Limit hiệu quả, trader giảm thiểu rủi ro cũng như khắc phục nhược điểm của lệnh Buy Limit.
1. Sử dụng chiến lược rải đinh
Đây là chiến lược giúp gia tăng khả năng khớp lệnh Buy Limit của trader. Chiến lược này được đánh giá là khá hiệu quả và phù hợp với tất cả nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Cụ thể chiến lược như sau:
- Buy một lượng nhỏ để dò đỉnh bằng lệnh thị trường.
- Sau đó, nếu thấy giá giảm theo đúng kỳ vọng thì tiếp tục đặt các lệnh Buy Limit nhỏ với mức giá thấp hơn cho đến vùng giá kỳ vọng. Thông thường trader sẽ đặt 2-3 lệnh Buy Limit (phụ thuộc vào khung thời gian giao dịch và độ lớn của tài khoản). Tuy nhiên, trader cũng không nên giao dịch quá nhiều. Điều này vừa tăng thêm rủi ro nếu giá không đi đúng theo nhận định.
Sử dụng chiến lược rải đinh sẽ phải sử dụng nhiều vốn hơn. Do đó, để chiến lược giao dịch này đạt hiệu quả thì trader cần phải biết cách quản lý vốn và khối lượng giao dịch phù hợp để tài khoản không bị ảnh hưởng.
2. Đặt Buy Limit trong khu vực sideway
Đối với các vùng đi ngang quan trọng trên các khung thời gian cao như H1, H4 thì trader hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược Buy Limit. Thậm chí là Buy limit và Sell limit để “ăn” hai đầu. Cách đặt lệnh theo chiến lược này như sau:
- Đầu tiên, trader cần xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng.
- Đặt lệnh Buy Limit: ngay trên vùng hỗ trợ quan trọng.
- Điểm cắt lỗ: Bên dưới vùng hỗ trợ một vài pips.
- Điểm chốt lời: Dưới vùng kháng cự hoặc cũng có đặt ngay tại đường kháng cự quan trọng đó.
Kết luận
Bài viết trên đây, chúng tôi đã hoàn thành việc chia sẻ lệnh Buy Limit là gì, cách cài đặt và sử dụng lệnh Buy Limit hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết này, trader có thể áp dụng thành công vào chiến lược giao dịch của bản thân và linh hoạt sử dụng các lệnh trong Forex để đạt hiệu quả cao.