Buy Stop là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng lệnh Buy Stop
Bởi admin - Đăng ngày: 26/07/2022 - Cập Nhật: 28/07/2022Buy Stop là lệnh chờ được sử dụng phổ biến trong các chiến lược giao dịch breakout. Đây là công cụ giúp trader đón đầu xu hướng khi giá phá vỡ các vùng kháng cự quan trọng đi lên, từ đó tối đa hoá lợi nhuận thu được. Vậy cụ thể, Buy Stop là gì? Cách cài đặt và sử dụng lệnh Buy Stop như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết của Soria For Congress để có câu trả lời chính xác.
Nội dung
Buy Stop là gì?
Buy Stop là lệnh chờ mua giống như Buy Limit. Tuy nhiên, thay vì chờ mua ở mức giá thấp hơn, Buy Stop lại thiết lập mua ở mức giá cao hơn thời điểm hiện tại. Tương tự như các lệnh chờ khác, lệnh Buy Stop sẽ được cài đặt trước, khi giá chạm đến điểm đặt lệnh thì một lệnh mua sẽ tự động được kích hoạt.
Trong trường hợp giá di chuyển gần vùng kháng cự quan trọng, trader dự đoán giá sẽ phá vỡ vùng kháng cự và di chuyển mạnh lên trên. Khi đó, trader sẽ cài sẵn lệnh Buy Stop để đón đầu cú breakout này. Ngược lại, nếu giá đi sai hướng dự đoán, lệnh sẽ không được khớp, trader cũng không phải chịu bất kỳ rủi ro nào.
Ví dụ: Cặp tiền GBP/EUR đang dạo động tại mức giá gần vùng kháng cự 1,111 USD.
Trader dự đoán giá sẽ phá vỡ vùng kháng cự và di chuyển mạnh mẽ lên trên. Để không bỏ lỡ cơ hội giao dịch này, trader sẽ cài đặt sẵn lệnh Buy Stop tại mức giá 1,125 USD. Khi giá chạm vào mức giá này lệnh mua của trader sẽ được khớp ngay lập tức.
Buy Stop và Buy Limit khác nhau như nào?
Mặc dù đều là lệnh chờ mua, nhưng bản chất của Buy Limit và Buy Stop lại hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt 2 lệnh chờ này, các bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Buy Stop | Buy Limit |
Mức giá khớp lệnh | Mua ở mức giá cao hơn hiện tại | Mua ở mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại |
Điểm tựa vào lệnh | Trader kỳ vọng giá sẽ phá vỡ ngưỡng kháng cự và tăng mạnh. | Trader kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh, nhưng trước khi tăng sẽ giảm về vùng giá thấp hơn hiện tại. |
Hướng vào lệnh | Thuận xu hướng khi giá phá vỡ kháng cự đi lên. | Ngược chiều giá, chờ giá giảm điều chỉnh mới vào lệnh. |
Ưu – Nhược điểm của lệnh Buy Stop
Cũng như các lệnh trong Forex khác, Buy Stop cũng tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm. Nắm bắt được những ưu, nhược điểm của lệnh Buy Stop sẽ giúp trader sử dụng lệnh hiệu quả hơn.
Ưu điểm:
Buy Stop là một trong những lệnh chờ quan trọng và vô cùng hiệu quả trong giao dịch breakout. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng lệnh Buy Stop:
- An toàn: Hầu hết trader theo chiến lược giao dịch breakout thường có tư duy “mua đầu gối bán ở vai”, nên họ chỉ vào lệnh khi giá breakout khỏi kháng cự. Nhờ vậy mà có thể giảm thiểu rủi ro rất nhiều khi thị trường đi sai hướng.
- Hạn chế rủi ro: Điểm vào lệnh của Buy Stop có thể không tối ưu như Buy Limit nhưng lại an toàn hơn, bởi không phải cú breakout nào giá cũng quay lại retest vùng phá vỡ.
- Tiết kiệm thời gian: Khi trader nhận định giá sẽ phá vỡ vùng kháng cự và tăng mạnh mẽ, nhưng lại không có thời gian theo dõi thị trường liên tục. Khi đó, lệnh Buy Stop sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp này.
- Kiểm soát được tâm lý giao dịch: Lệnh Buy Stop được cài đặt sẵn nên trader sẽ không bị ảnh hưởng bởi tâm lý khi giao dịch, hạn chế tình huống gồng lỗ hay chốt lời non.
Nhược điểm:
- Những khung thời gian thấp như M15, M30 thường xuyên xảy ra tín hiệu nhiễu, phá vỡ giả. Vì vậy, nếu trader sử dụng lệnh Buy Stop trong những khung thời gian này rất dễ bị đu đỉnh hoặc quét SL do giao dịch với false breakout.
- Nhà đầu tư sẽ phải mua với mức giá cao hơn thị trường và chỉ đạt được lợi nhuận cao nếu thị trường có những bước di chuyển mạnh.
Khi nào nên dùng Buy stop?
Buy Stop là một trong những loại lệnh chờ khá an toàn, nhưng không phải trường hợp nào cũng dùng Buy Stop. Sau đây là một số trường hợp nên sử dụng lệnh Buy Stop được các chuyên gia khuyên dùng:
- Không có thời gian theo dõi liên tục hành động giá
Nếu giao dịch Forex chỉ là một phần công việc hàng ngày của bạn thì bạn có thể cân nhắc sử dụng lệnh chờ Buy Stop. Vì khi đó bạn không cần phải thường xuyên theo dõi biểu đồ giá, mà chỉ cần phân tích thị trường và set up mức giá khớp lệnh, cắt lỗ, chốt lời trong Buy Stop, thỉnh thoảng theo dõi thị trường để nắm bắt các biến động.
- Tâm lý quá nhiều khi giao dịch theo lệnh thị trường
Việc gồng lỗ thì giỏi, nhưng thị trường vừa xanh đã vội chốt lời là căn bệnh chung của hầu hết trader trên thị trường Forex. Mặc dù đã xác định được xu hướng chính, nhưng mỗi thời điểm giá sẽ có những đợt hồi về hoặc tăng/giảm điều chỉnh. Nếu tâm lý không vững, trader rất dễ chốt lời sớm hoặc dời thả SL gồng lỗ. Những vấn đề này sẽ được giải quyết bằng các lệnh chờ được cài đặt sẵn.
- Khi đã có kiến thức, kinh nghiệm
Để cài đặt Buy Stop đòi hỏi trader cần có kiến thức và khả năng phân tích hành động giá. Do vậy nếu bạn là một nhà giao dịch mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì không nên sử dụng Buy Stop.
Cách đặt lệnh Buy Stop trên MT4
MetaTrader 4 là nền tảng giao dịch forex được nhiều trader sử dụng nhất hiện nay. Để cài đặt lệnh chờ Buy Stop trên MT4 (MetaTrader 4) rất đơn giản, các bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên MT4 và chọn cặp tiền muốn giao dịch.
- Bước 2: Click vào “New Order” trên thanh công cụ hoặc sử dụng phím tắt F9 để mở hộp thoại đặt lệnh.
- Bước 3: Trong mục “Type”, trader chọn “Pending Order” => Chọn lệnh “Buy Stop” trong Type tiếp theo.
- Bước 4: Cài đặt các thông số đặt lệnh bao gồm:
– Volume: Khối lượng mà bạn muốn giao dịch.
– Price: Mức giá kích hoạt lệnh Buy Stop.
– Stop loss/ Take profit: Thiết lập các mức cắt lỗ, chốt lời mong muốn.
– Expiration: Thời gian hết hạn, sau thời gian này lệnh Buy Stop sẽ tự động được huỷ.
- Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin đặt lệnh, sau đó ấn “Place” để xác nhận.
Cách sử dụng lệnh Buy Stop
Buy Stop là công cụ được ứng dụng rất nhiều trong chiến lược giao dịch breakout. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 2 chiến lược sử dụng lệnh Buy Stop hiệu quả đó là breakout thuận xu hướng và breakout đảo chiều xu hướng.
1. Chiến lược Breakout thuận xu hướng
Đây là cách sử dụng lệnh Buy Stop khá phổ biến và an toàn. Trader sẽ chờ giá phá vỡ vùng kháng cự quan trọng và đặt lệnh bên trên vùng kháng cự một đoạn. Với cách đặt lệnh này, nếu giá di chuyển theo hướng dự đoán trader sẽ đón đầu được xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá không phá vỡ đường kháng cự thì lệnh của bạn không được khớp nên không có bất kỳ rủi ro nào.
Ví dụ: Cặp tiền AUD/NZD trên khung thời gian H1.
Xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường là uptrend. Giá đã thiết lập đỉnh tại vùng giá 1,102 và đang có chiều hướng giảm điều chỉnh tạo đáy, trước khi tăng mạnh theo xu hướng chính. Trong trường hợp này trader có thể thực hiện lệnh Buy Stop khi giá breakout khỏi kháng cự.
2. Breakout đảo chiều xu hướng
Ngoài giao dịch breakout thuận xu hướng, trader cũng hoàn toàn có thể sử dụng Buy Stop với breakout báo hiệu đảo chiều ở cuối xu hướng giảm. Trương hợp này sẽ rủi ro cao hơn giao dịch thuận xu hướng nhưng tỷ lệ R:R tốt hơn. Dưới đây là cách sử dụng lệnh Buy Stop để tìm kiếm các giao dịch đảo chiều:
- Xu hướng chính đang diễn ra là Downtrend nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
- Chờ giá phá vỡ vùng kháng cự quan trọng thì vào lệnh Buy Stop.
- Kết hợp với các công cụ phân tích khác như: nến đảo chiều, mô hình giá, chỉ báo kỹ thuật để xác nhận tín hiệu và đảm bảo xác suất thành công cao hơn.
Ví dụ: Cặp tiền CAD/JPY trên khung H1 đang nằm trong cuối xu hướng giảm.
Hành động giá của cặp tiền này đã phá vỡ cấu trúc đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước. Bên cạnh đó, tại vùng đáy xuất hiện mô hình 3 đỉnh, cho thấy giá không thể tiếp tục giảm được nữa và có xu hướng đảo chiều tăng. Bên cạnh đó, cụm EMA cũng giao cắt theo chiều hướng lên trên.
Tại đây trader có thể thực hiện lệnh Buy Stop để đón đầu xu hướng đảo chiều tăng, nếu giá phá vỡ đường neckline tại mức giá 99,403 USD.
Kết luận
Giao dịch breakout sử dụng lệnh Buy Stop mang lại hiệu quả khá cao cho trader, đặc biệt là trên những timeframe lớn. Tuy nhiên, trader hãy luôn tuân thủ quy tắc giao dịch, quản lý vốn và khối lượng giao dịch cũng như cài đặt cắt lỗ, chốt lời hợp lý để có xác suất thành công lớn.