Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm & cách giao dịch?
Bởi admin - Đăng ngày: 07/09/2022 - Cập Nhật: 29/09/2022Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) là mô hình giá có thời gian hình thành lâu nhất, kích thước to nhất, nhưng lại giúp trader kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Vì thế, mẫu hình này luôn được các trader theo trường phái price action ưa thích và đánh giá cao. Trong bài viết này, Soria For Congress sẽ giúp bạn hiểu rõ về mô hình chiếc cốc tay cầm, từ đặc điểm nhận dạng cho đến cách giao dịch. Mời các bạn cùng theo dõi!
Nội dung
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cái cốc và tay cầm có tên tiếng Anh là Cup and Handle, đây là mô hình giá được phát hiện bởi William J.O’Neil – huyển thoại giao dịch chứng khoán người Mỹ. Mô hình này được ông giới thiệu trong cuốn sách “How to make Money in Stocks” vào năm 1988. Ban đầu, nó chỉ được áp dụng trong thị trường chứng khoán, nhưng đến thời điểm hiện tại đã được sử dụng rộng rãi trong cả thị trường Forex và tiền điện tử.
Mô hình Cup and Handle có hình dạng giống chiếc cốc hình chữ U và tay cầm hơi lệch nhẹ. Mô hình này thường xuất hiện trong một xu hướng tăng/giảm rõ ràng, cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng.
Sự xuất hiện của mô hình chiếc cốc tay cầm được xem như 1 giai đoạn củng cố, sau khi giá bứt phá khỏi mô hình sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu mạnh mẽ. Dựa vào tín hiệu mà mô hình này cung cấp, trader hoàn toàn có thể vào lệnh Buy/Sell thuận xu hướng.
Các thành phần của mô hình Cup and Handle
Mẫu hình cốc tay cầm có 2 thành phần chính là: phần cốc và phần tay cầm. 2 thành phần này sẽ có thời gian hình thành và xu hướng khác nhau. Cụ thể như sau:
Phần cốc
- Đối với mô hình thuận: Phần thân cốc có hình vòng cung hoặc chữ U, đôi khi có thể là chữ V tuy nhiên tín hiệu sẽ không chính xác bằng chữ U. Trước khi hình thành phần cốc bên trái phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%, thậm chí 50%, 100% thì càng tốt.
- Đối với mô hình ngược: Miệng cốc sẽ hướng xuống dưới, còn đáy cốc ở trên. Trước khi hình thành thân cốc giá có thể tăng hoặc giảm.
- Hai miệng cốc không nhất thiết phải bằng nhau nhưng cũng không được nghiêng quá. Độ sâu của cốc khoảng 12% – 33% và tối đa là 50%.
- Thời gian lý tưởng để hình thành phần cốc là từ 3 – 6 tháng.
Phần tay cầm
- Phần tay cầm hơi lệch xuống dưới đối với mẫu hình chiếc cốc tay cầm thuận và hơi lệch lên trên đối với cốc tay cầm ngược.
- Phần tay cầm không được lùi quá sâu, đẹp nhất là bằng ⅓ so với thân cốc.
- Thời gian hình thành phần tay cầm từ 1 – 4 tuần.
Đặc điểm của mẫu hình cốc tay cầm
Mẫu hình cốc tay cầm được chia thành 2 loại là: mô hình cốc tay cầm thuận và mô hình cốc tay cầm ngược. Để phân biệt 2 mẫu hình này trader có thể căn cứ vào các đặc điểm như sau:
Mô hình cốc tay cầm thuận
Mẫu hình chiếc cốc tay cầm thuận thường xuất hiện trong xu hướng tăng, hình dáng giống chữ U, phần đáy cốc ở dưới, miệng cốc ở trên, phần tay cầm hơi chếch xuống dưới. Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ tăng mạnh mẽ.
Mô hình cốc tay cầm ngược
Mô hình chiếc cốc tay cầm ngược có thể xuất hiện trong xu hướng giảm hoặc tăng, hình dáng ngược lại so với mô hình thuận: đáy cốc ở trên, miệng cốc ở dưới, phần tay cầm hơi hướng lên trên. Giá sau khi breakout khỏi phần tay cầm sẽ giảm mạnh mẽ.
Cách giao dịch với mô hình chiếc cốc tay cầm
Sau khi, mô hình chiếc cốc và tay cầm hoàn thiện, giá bứt phá khỏi phần tay cầm có thể tăng/giảm hàng trăm pip. Do đó, khi xuất hiện mẫu hình này trader phải nắm bắt cơ hội ngay để tìm kiếm lợi nhuận. Đối với mô hình thuận, trader sẽ vào lệnh Buy để đón đầu xu hướng tăng, còn với mô hình ngược, trader sẽ tìm kiếm lệnh Sell.
Có 3 cách giao dịch với mô hình cốc và tay cầm được nhiều trader áp dụng như sau:
- Cách 1: Vào lệnh khi giá break out khỏi phần tay cầm
Đây là cách giao dịch phổ biến nhất, những vẫn có xác suất rủi ro. Tuy nhiên, nếu giá đi đúng dự đoán trader sẽ thu được lợi nhuận không hề nhỏ. Điểm vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi tay cầm hoặc tại cây nến xác nhận tín hiệu phía sau.
- Cách 2: Vào lệnh khi giá quay lại retest phần tay cầm
Chiến lược giao dịch này an toàn hơn, nhưng nếu giá không quay lại retest vùng phá vỡ trader sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh đẹp. Cách giao dịch này, trader sẽ vào lệnh tại điểm giá quay lại và chạm vào đường hỗ trợ đã phá vỡ trước đó.
- Cách 3: Vào lệnh tại phần đáy của tay cầm
Đây là chiến lược giao dịch khá rủi ro, nhưng lại giúp trader kiếm được lợi nhuận cao nhất. Với cách này trader sẽ vào lệnh ngay tại phần đáy của tay cầm mà không cần chờ đợi break out khỏi mô hình.
Cả 3 cách giao dịch trên đều có thể đặt cắt lỗ, chốt lời như sau:
- Cắt lỗ (stop loss): Bên dưới phần đáy cốc một vài pip hoặc đặt stop loss gần hơn tại đáy của phần tay cầm.
- Chốt lời: Cách điểm vào lệnh bằng chiều cao của từ miệng cốc đến đáy cốc.
Ví dụ: Mô hình cốc, tay cầm thuận
Ví dụ: Mô hình cốc, tay cầm ngược
Lưu ý khi sử dụng mô hình cái cốc và tay cầm
Mô hình cup and handle cung cấp tín hiệu khá mạnh mẽ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Cho nên, khi giao dịch với mô hình này trader cần lưu ý những điều sau:
- Không nên giao dịch chỉ dựa vào một mình tín hiệu từ mô hình mô hình cái cốc và tay cầm mà nên kết hợp với tín hiệu từ các chỉ báo khác hoặc các mô hình nến tiếp diễn.
- Không bao giờ được quên cắt lỗ, chốt lời và luôn phải tuân thủ quy tắc quản lý vốn của bản thân.
- Không phải lúc nào hình dáng của cái cốc cũng đúng tiêu chuẩn và đẹp. Cho nên, trader cần linh hoạt xác nhận trên biểu đồ.
- Trader cần phải nắm rõ kiến thức cơ bản, sau đó thực hành, cọ sát thật nhiều với tài khoản demo trước khi bắt đầu với giao dịch thật. Hãy nhớ một khi còn vốn thì bạn vẫn luôn có cơ hội giao dịch, kiếm lợi nhuận.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về mô hình cốc tay cầm, hi vọng có thể giúp trader nhận diện chính xác mô hình trên biểu đồ và áp dụng thành công vào chiến lược giao dịch của bản thân. Đồng thời hãy ghi nhớ lưu ý mà chúng tôi chia sẻ ở trên để luôn thành công trong thị trường màu mỡ nhưng cũng đầy khắc nghiệt này nhé!