Nến Inside Bar là gì? Cách giao dịch với Inside Bar nâng cao
Bởi admin - Đăng ngày: 31/08/2022 - Cập Nhật: 31/08/2022Inside Bar được coi là mô hình nến Nhật phức tạp và khó sử dụng nhất, vì có nhiều biến thể khác nhau. Mô hình nến này vừa cung cấp tín hiệu đảo chiều, vừa cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng. Để hiểu rõ nến Inside Bar là gì? Đặc điểm nhận dạng, ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Soria For Congress.
Nội dung
Nến Inside Bar là gì?
Inside Bar là mẫu hình 2 nến được cấu tạo theo dạng “nến nằm trong nến”, trong đó cây nến phía trước có thân dài ôm trọn toàn bộ cây nến phía sau giống như mẹ bồng con. Mô hình nến này không nhất thiết phải có 2 cây nến, mà có thể là 3, 4 cây nến hoặc nhiều hơn. Nhưng tất cả phải thoả mãn cây nến sau nằm gọn trong lòng của cây nến trước.
Inside Bar còn được coi là mô hình “hai mang” khi vừa cung cấp tín hiệu đảo chiều lẫn tiếp diễn xu hướng. Tuy nhiên, mô hình nến Inside Bar nếu có càng nhiều nến và thời gian tích luỹ càng lâu thì tín hiệu cung cấp càng mạnh mẽ.
Đặc điểm của nến Inside Bar
Để giao dịch với nến Inside Bar việc đầu tiên chính là trader cần nhận diện Inside Bar để phân biệt với các mẫu hình khác. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của nến Inside Bar mà trader cần nắm được:
- Cây nến đầu tiên được gọi là Mother Bar (cây nến mẹ), có đặc điểm là thân dài, lớn. Màu sắc nến không quan trọng.
- Cây nến tiếp theo gọi là nến Inside Bar (nến con), có đặc điểm là thân nhỏ nằm gọn trong cây nến mẹ đằng trước. Cây nến này cũng có màu xanh hoặc đỏ, không quan trọng màu sắc.
- Số lượng nến: Nến Inside Bar tiêu chuẩn sẽ có 2 nến nhưng trong thực tế có nhiều biến thể. Nến con có thể nhiều nến và có cấu tạo nằm gọn trong thân của cây nến trước.
- Vị trí xuất hiện: Có thể xuất hiện ở mọi vị trí và tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà cung cấp các tín hiệu khác nhau.
Ý nghĩa của nến Inside Bar
Inside Bar được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng đặc biệt là các price action. Nguyên nhân không gì khác chính là mẫu hình này mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt.
- Mẫu hình nến Inside Bar cho thấy hành động giá đang có dấu hiệu đi vào vùng tích lũy hoặc ở giai đoạn chưa quyết định. Tức là người mua, người bán đã bắt đầu giảm nhiệt.
- Dựa vào mẫu hình nến Inside Bar trader có thể ra quyết định đóng lệnh để chờ hành động giá tiếp theo. Bởi vì, thời điểm này cả bên mua và bên bán đang do dự.
- Nến Inside Bar cũng cung cấp tín hiệu về xu hướng. Tuy nhiên, để chắc chắn về xu hướng thì cần phải có sự xác nhận từ các công cụ, chỉ báo khác.
- Tâm lý thị trường đằng sau nến Inside Bar về cơ bản là cho thấy sự do dự giữa 2 phe. Nếu càng nhiều cây nến xuất hiện phía sau thì sự do dự vẫn đang tiếp diễn. Cần một tín hiệu nào đó từ thị trường thì sự lưỡng lự đó mới bị phá vỡ.
Các biến thể của mô hình Inside Bar
Trong thực tế, Inside Bar có rất nhiều biến thể khác nhau. Nắm được các biến thể này, trader sẽ dễ dàng nhận diện để không bỏ lỡ các cơ hội vào lệnh tiềm năng.
- Mô hình nến Inside Bar + Pin Bar
Mô hình này tuân theo đặc điểm của nến Inside Bar cơ bản. Tức là sẽ có 2 cây nến, trong đó có một cây nến mẹ dài phía trước bao trọn cây nến con phía sau. Tuy nhiên, khác biệt của mẫu hình nến này là cây nến thứ 2 chính là cây nến pin bar.
Do pin bar là nến đảo chiều cho nên mẫu hình này cũng cung cấp tín hiệu đảo chiều. Trader có thể tận dụng để đón đầu xu hướng mới.
Ngoài ra, mẫu hình Inside bar cũng cung cấp tín hiệu đảo chiều nến cây nến thứ 2 là cây nến nhỏ như nến Doji, spinning top, nến búa,….
- Mô hình nến Fakey Inside Bar
Mô hình nến Fakey inside bar sẽ gồm 4 cây nến, trong đó 2 cây nến đầu tiên tuân theo mô hình nến inside bar tiêu chuẩn, 2 cây nến tiếp theo là sự phá vỡ giả (False breakdown). 2 cây nến thân dài có màu sắc tương đồng với nến inside bar.
Nến Fakey Inside Bar thường khiến trader nghĩ rằng giá đã đảo ngược theo hướng ngược lại và bắt đầu tham gia giao dịch. Nhưng sau đó giá nhanh chóng đi theo hướng còn lại và đây chỉ là sự phá vỡ giả. Mẫu hình nến này khá nguy hiểm nên trader cần nhớ đặc điểm nhận dạng để tránh dính bẫy.
- Mô hình Inside Bar lồng nhau
Mô hình này sẽ có 2, 3 hoặc nhiều cây nến, trong đó cây nến mẹ là lớn nhất, cây nến thứ 2 bị bao trọn bởi cây nến mẹ, cây nến thứ 3 bị bao trọn bởi cây nên thứ 2, các cây nến sau cũng tuân theo quy tắc này. Mô hình này cho thấy sự lưỡng lự giữa 2 phe và đang có sự dồn nén chuẩn bị bùng nổ theo một xu hướng nào đó (tăng giảm tùy tình hình).
- Mô hình Inside Bar đa nến
Inside Bar đa nến có thể gồm 3 hoặc nhiều nến, trong đó cây nến mẹ vẫn là dài nhất, cây nến 2, 3, 4 di chuyển trong phạm vị nến mẹ, không cần lồng nhau. Nến con màu sắc có thể khác nhau.
Inside Bar đa nến cho thấy thị trường đang tích lũy để chuẩn bị bùng nổ. Nhưng bùng nổ theo hướng nào thì vẫn cần phải chờ đợi động thái tiếp theo của thị trường. Thời điểm này khá nguy hiểm nên trader đặc biệt không tham gia giao dịch và tốt hơn nên đóng bớt các lệnh đang giao dịch đề phòng rủi ro.
Cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar
Inside bar là mẫu hình “2 mang” vừa cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng, vừa cung cấp tín hiệu đảo chiều. Do đó, tuỳ thuộc vào tín hiệu cung cấp mà trader sẽ đưa ra quyết định giao dịch phù hợp. Các bước giao dịch với từng trường hợp như sau:
Inside Bar tiếp diễn xu hướng
- Bước 1: Xác định xu hướng
Trước tiên trader cần xác định xem xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường là Uptrend hay Downtrend và xu hướng này có mạnh hay không hay đã có dấu hiệu suy yếu.
- Bước 2: Xác định nến Inside Bar
Quan sát biểu đồ giá xem nến Inside Bar xuất hiện ở vị trí nào và thuộc loại nến tiêu chuẩn hay biến thể nào. Nếu đây là mô hình cụm đa nến, nến lồng nhau thì tín hiệu tiếp diễn xu hướng càng mạnh.
- Bước 3: Kết hợp các chỉ báo
Tín hiệu mà Inside bar cung cấp thường không mạnh mẽ. Chúng ta sẽ khó biết được giá sẽ tiếp diễn thực sự không. Cho nên khi giao dịch với nến Inside bar thì việc kết hợp với công cụ phân tích kỹ thuật forex khác là khá cần thiết. Trader có thể kết hợp thêm tín hiệu từ các chỉ báo MACD, RSI, PSAR để chắc chắn xu hướng sắp diễn ra.
- Bước 4: Vào lệnh
Vào lệnh Buy với xu hướng tăng và Sell với xu hướng giảm.
- Điểm đặt lệnh: Vào lệnh ngay khi nến inside bar vừa hoàn thành hoặc có sự xác nhận của cây nến tiếp theo.
- Cắt lỗ: Đối với lệnh Buy sẽ đặt cách điểm thấp nhất của nến mẹ một vài pip. Lệnh Sell đặt cách điểm cao nhất của nến mẹ vài pip.
- Chốt lời: Theo tỷ lệ R: R là 1: 2, 1: 3 hoặc tại các mốc từ 61,8%-168% theo công cụ Fibonacci Extension.
Inside Bar báo hiệu đảo chiều
- Bước 1: Nhận định xu hướng hiện tại đã có dấu hiệu suy yếu. Tuyệt đối không giao dịch đảo chiều khi xu hướng hiện tại vẫn đang mạnh mẽ, bởi sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
- Bước 2: Xác định vị trí xuất hiện của nến Inside bar. Nếu mô hình này xuất hiện ở các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng thì tín hiệu càng mạnh mẽ. Ngoài ra, trader nên kết hợp thêm các công cụ khác để chắc chắn sự đảo chiều.
- Bước 3: Vào lệnh
– Điểm vào lệnh: Vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến con
– Điểm cắt lỗ: Tại đáy gần nhất với lệnh Sell và đỉnh gần nhất với lệnh Buy
– Chốt lời: Tương tự như với giao dịch thuận xu hướng ở trên
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về mẫu hình nến Inside Bar từ đặc điểm nhận dạng, các biến thể cho đến cách giao dịch. Mong rằng qua bài viết này, trader có thể nhận diện chính xác mô hình, đồng thời xác định khi nào nên giao dịch tiếp diễn hay đảo chiều.
Đừng quên truy cập website soriaforcongress.com thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức forex mới nhé.