Position Trading là gì? Chiến lược Position Trading hiệu quả

Bởi admin - Đăng ngày: 01/08/2022 - Cập Nhật: 03/08/2022

Position trading là phong cách đầu tư dài dạn, phù hợp với những nhà đầu tư có sự kiên nhẫn và am hiểu thị trường. Ngoài ra, phương pháp giao dịch này cũng được cho là mang lại lợi nhuận lớn nhất. Vậy cụ thể, Position trading là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp giao dịch này là gì? Position trader phù hợp với những ai? Hãy cùng Soria For Congress tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Position trading là gì?

Dựa vào thời gian nắm giữ lệnh, người ta chia ra nhiều phong cách giao dịch Forex khác nhau đó là: Scalping, Day trading, Swing trading và Position trading. Trong đó, Position trading là phong cách giao dịch có thời gian nắm giữ các vị thế lâu nhất từ vài tuần cho đến vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Các Position trader hầu như không quan tâm đến những biến động giá trong ngắn hạn, mà họ chỉ tập trung vào sự tăng trưởng trong dài hạn. Khi xu hướng đạt đến đỉnh điểm hoặc lợi nhuận đã đạt đến mức kỳ vọng họ sẽ thoát lệnh để thu lợi nhuận.

Các nhà giao dịch theo phong cách Position trading được gọi là Position trader. Họ thường dựa vào phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch, các yếu tố kỹ thuật chỉ dùng để xác nhận lại xu hướng trong dài hạn.

Đặc điểm của phương pháp Position trading

Position trading là phong cách giao dịch đặc biệt, có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn so với các phương pháp giao dịch Forex khác. Một vài đặc điểm của phương pháp Position trading mà bạn cần lưu ý đó là:

  • Thời gian nắm giữ các vị thế trong Position trading có thể lên đến vài tháng hoặc vài năm. Trong khi các nhà giao dịch ngắn hạn và trung hạn họ chỉ giữ vị thế lâu nhất là vài tuần cho đến 1 tháng.

  • Các Position trader thường sử dụng các khung thời gian lớn như W1, MN để phân tích thị trường và hành động giá.
  • Position trading có tần suất giao dịch rất ít, do trader chỉ vào lệnh khi đã xác định xu hướng và dành nhiều thời gian “nuôi lệnh” cho đến khi đạt được lợi nhuận mục tiêu. 
  • Tần suất giao dịch thấp nhưng khối lượng giao dịch mỗi lệnh rất lớn, có thể lên tới 5% tài khoản cho mỗi vị thế. Mục đích là đáp ứng đủ kỳ vọng lợi nhuận R: R > 1: 10.
  • Các trader theo chiến lược giao dịch này thường sử dụng phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch như: các yếu tố kinh tế, chính trị xã hội…
  • Position trading thường được áp dụng trên thị trường chứng khoán hơn là trên thị trường forex.

Ưu – Nhược điểm khi giao dịch theo Position trading

Position trading có thể là một cách tuyệt vời để nắm giữ các vị thế dài hạn nhằm thu lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, giữ một vị trí trong thời gian dài, mặc dù có khả năng sinh lời lớn nhưng nó cũng tiềm ẩn rất rủi ro.

Sau đây là một số ưu, nhược điểm khi giao dịch theo phương pháp Position trading mà bạn cần biết.

Ưu điểm:

  • Position trading ít căng thẳng hơn so với các phương pháp giao dịch ngắn hạn, vì trader không cần bận tâm đến những biến động giá trong ngắn hạn.
  • Các trader không cần dành nhiều thời gian theo dõi biểu đồ và phân tích hành động giá liên tục, mà chỉ cần dành vào giờ trong một tuần.
  • Thu được lợi nhuận cao hơn so với các phong cách giao dịch khác, nhất là khi xu hướng đó kéo dài.
  • Tần suất mở lệnh ít nên trader không cần quan tâm nhiều đến phí Spread và phí hoa hồng.
  • Cá mập không thể thao túng trên những khung thời gian dài hạn.

Nhược điểm:

  • Position trading chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có vốn lớn và vốn của nhà đầu tư sẽ bị khoá trong một khoảng thời gian tương đối dài.
  • Do thời gian nắm giữ lệnh lâu nên trader thường sử dụng mức đòn bẩy thấp để giảm thiểu rủi ro. Điều này đồng nghĩa với việc trader phải có số vốn lớn thì mới có thể kiếm được lợi nhuận kỳ vọng.
  • Sự đảo ngược xu hướng bất ngờ có thể dẫn đến tổn thất đáng kể cho nhà giao dịch. Nếu không theo dõi biểu đồ thường xuyên, trader khó lòng phản ứng kịp trước những biến động bất ngờ.
  • Nếu không tính toán phí swap thì nhà đầu tư sẽ bị bào mòn tài khoản. Vì thời gian giữ lệnh Position trading từ vài tháng cho đến vài năm.

Position trader phù hợp với những ai?

Position trading không yêu cầu kỹ năng phân tích kỹ thuật nhiều nên nó đặc biệt được các nhà giao dịch mới quan tâm. Tuy nhiên, phong cách giao dịch này không phù hợp với mọi nhà đầu tư, bạn chỉ nên theo đuổi Position trading khi thoả mãn các điều kiện dưới đây:

  • Năng lực chấp nhận rủi ro

Khi giao dịch theo Position trading, bạn sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn, vì số tiền đầu tư cho mỗi lệnh giao dịch tương đối lớn. Ngoài ra, các lệnh được mở trong thời gian dài nên nguy cơ giao dịch bị ảnh hưởng bởi các tin tức hoặc sự kiện bất lợi cũng sẽ tăng. 

  • Kinh nghiệm và chuyên môn

Các chiến lược Position trading đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về các yếu tố ảnh hưởng đến giá của các cặp tiền tệ. Do đó, nó đòi hỏi trader phải có nhiều kinh nghiệm và nhạy bén thì mới có thể dự đoán động thái của thị trường trước mỗi tin tức, sự kiện bất ngờ. Từ đó sẽ có những động thái để can thiệp lệnh tốt hơn.

  • Sự kiên nhẫn và sức mạnh tâm lý

Một giao dịch vị thế được diễn ra trong thời gian dài, trong thời gian đó, giá có thể có một số thăng trầm do các tin tức và sự kiện thúc đẩy. Nếu bạn là người dễ bị ảnh hưởng Fomo hoặc bị ảnh hưởng bởi tâm lý trong giao dịch thì Position trading không dành cho bạn.

  • Nhà đầu tư có vốn lớn

Như đã nói ở trên thì nhược điểm của Position trading chính là cần phải có vốn lớn mới đảm bảo được lợi nhuận tiềm năng. Cho nên không phải nhà đầu tư nào cũng có thể đáp ứng được tiêu chí này.

Một số chiến lược Position trading hiệu quả

Các trader theo phong cách giao dịch Position trading thường sử dụng phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để xác nhận xu hướng và tìm điểm vào lệnh tốt hơn. Sau đây là một số chiến lược Position trading hiệu quả được các chuyên gia chia sẻ.

Chiến lược Tương quan thuận

Với chiến lược này, trader cần chú ý tới mối tương quan giữa hàng hóa và cặp tiền tệ. Trong một mối tương quan thuận, giá của mặt hàng tăng thì đồng tiền cũng tăng. 

Ví dụ: Giá dầu sẽ tương quan với cặp tiền tệ CAD/JPY bởi Canada là một trong những cường quốc sản xuất, xuất khẩu dầu lớn. Ngược lại, Nhật Bản nhập khẩu ròng dầu mỏ nên đồng yên bị suy yếu khi giá dầu tăng mạnh. Do đó sức tăng của giá dầu trở thành chỉ báo hàng đầu về biến động của cặp tiền tệ CAD/JPY. 

Khi thực hiện chiến lược này bạn phải theo dõi cả 2 biểu đồ. Ở đây là biểu đồ dầu và biểu đồ cặp tiền CAD/JPY.

Cách vào lệnh BUY:

  • Bước 1: Xác định mức kháng cự trên biểu đồ dầu mỏ khung thời gian D1.
  • Bước 2: Tìm thanh nến breakout khỏi kháng cự

  • Bước 3: Vào lệnh BUY cặp tiền tệ CAD/JPY ngay khi nến tiếp theo được mở.
  • Bước 4: Đặt Stop loss tại vùng hỗ trợ
  • Bước 5: Đặt Take Profit dưới mức kháng cự chính tiếp theo sau khi vào lệnh.

Cách vào lệnh SELL

  • Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ trên biểu đồ dầu trong khung thời gian D1.
  • Bước 2: Chờ đợi cây nến break-out khỏi vùng hỗ trợ đóng cửa
  • Bước 3: Vào lệnh SELL cặp tiền tệ CAD/JPY tại mức giá mở cửa của cây nến tiếp theo
  • Bước 4: Đặt Stop-loss ở mức kháng cự
  • Bước 5: Đặt Take Profit ở mức hỗ trợ tiếp theo sau khi vào lệnh

Chiến lược tương quan nghịch

Chiến lược này sử dụng mối tương quan trái chiều giữa một số loại tiền tệ chính và giá vàng. Theo nguyên tắc chung, nếu giá vàng tăng thì chỉ số đồng USD giảm.

Khi thực hiện chiến lược này bạn phải theo dõi cả 2 biểu đồ là chỉ số đồng USD và biểu đồ vàng. 

Cách vào lệnh BUY:

  • Bước 1: Xác định hỗ trợ trên biểu đồ chỉ số đồng USD trong khung thời gian D1.

  • Bước 2: Tìm thanh nến đóng cửa ở dưới mức hỗ trợ;
  • Bước 3: Vào lệnh BUY trên biểu đồ vàng ngay khi nến tiếp theo được mở.
  • Bước 4: Đặt Stop-loss ở mức hỗ trợ chính trước khi vào lệnh; 
  • Bước 5: Đặt Take – Profit dưới mức kháng cự chính tiếp theo sau khi vào lệnh.

Cách vào lệnh SELL:

  • Bước 1:  Tìm mức kháng cự trên Chỉ số USD trong khung thời gian hàng ngày.
  • Bước 2:  Xác định thanh nến đóng cửa ở trên mức kháng cự.

  • Bước 3: Vào lệnh SELL trên biểu đồ vàng ngay khi nến tiếp theo được mở.
  • Bước 4: Đặt Stop-loss ở mức kháng cự chính trước khi vào lệnh.
  • Bước 5: Đặt Take – Profit dưới mức hỗ trợ chính tiếp theo sau khi vào lệnh.

Kết luận

Position Trading là phương pháp giao dịch sử dụng phân tích cơ bản và kỹ thuật để nhận biết chuyển động của thị trường. Những chiến lược này không dễ làm theo, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới. Vì thế, nếu muốn theo đuổi phong cách giao dịch này, bạn hãy chắc chắn là mình hiểu rõ Position trading là gì và các kiến thức liên quan đến Position trading nhé.

5/5 - (1 bình chọn)