Stop Loss là gì? Hướng dẫn cách đặt Stop Loss (SL) trong Forex

Bởi admin - Đăng ngày: 27/07/2022 - Cập Nhật: 28/07/2022

Phần lớn các nhà đầu tư khi mới tham gia thị trường đều bỏ qua hoặc không coi trọng việc đặt stop loss. Trong khi những trader lão làng lại coi đây là việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi giao dịch. Bởi stop loss là công cụ giúp trader giảm thiểu rủi ro trong trường hợp thị trường đi ngược xu hướng dự đoán ban đầu. Vậy stop loss là gì? Cách đặt lệnh stop loss trong Forex như thế nào? Hãy cùng Soria For Congress tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Stop loss là gì?

Stop Loss (SL) là lệnh dừng lỗ, cắt lỗ tự động được trader cài đặt sẵn (nhưng không bắt buộc) trong các lệnh giao dịch của mình. Mục đích của stop loss là giảm thiểu rủi ro và giới hạn mức thua lỗ ở một con số cố định trong trường hợp thị trường đi ngược với hướng kỳ vọng của trader.

Stop loss được thiết lập sẵn ở một mức giá cụ thể, khi hành động giá di chuyển ngược với hướng vào lệnh của trader và chạm vào mức giá này, thì lệnh giao dịch sẽ tự động đóng ngay lập tức. Số tiền thua lỗ sẽ được phần mềm tính toán và trừ thẳng vào tài khoản của trader.

  • Đối với lệnh Buy, SL được đặt thấp hơn so với mức giá khớp lệnh và thường nằm dưới vùng hỗ trợ quan trọng.
  • Đối với lệnh Sell, SL đặt ở mức giá cao hơn so với giá khớp lệnh và thường nằm trên vùng kháng cự quan trọng.

Ví dụ: Cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H1 

Phân tích biểu đồ cho thấy giá đang có xu hướng đảo chiều tăng sang giảm. Khi này trader sẽ thực hiện lệnh Sell tại mức giá 1,03589 USD sau khi giá phá vỡ mạnh qua đường neckline. Stop loss sẽ được đặt trùng với đáy gần nhất tại mức giá 1,04135 USD.

Ý nghĩa của việc đặt stop loss

Việc đặt cắt lỗ vô cùng quan trọng mà trader không nên bỏ qua trong các giao dịch của mình. Nếu bạn băn khoăn không biết tại sao phải đặt cắt lỗ thì hãy tham khảo ý nghĩa của việc đặt stop loss sau đây.

  • Tránh việc bị lỗ quá nhiều

Thị trường Forex luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không ai mong muốn mình bị thua lỗ quá nhiều trong trường hợp dự đoán sai xu hướng. Do đó, nếu không đặt stop loss, khi thị trường biến động mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng cháy tài khoản. Việc đặt stop loss sẽ giúp trader giới hạn mức rủi ro tối đa mà mình có thể chấp nhận được dù cho thị trường có biến động mạnh cỡ nào đi chăng nữa.

  • Kiểm soát tâm lý giao dịch

Hầu hết các nhà đầu tư đều có tư tưởng “gồng lỗ”, mặc dù giá đã đi ngược xu hướng nhưng họ vẫn muốn duy trì lệnh thêm một thời gian nữa, bởi họ luôn hi vọng biết đâu giá sẽ quay đầu và di chuyển theo đúng hướng dự đoán ban đầu. Điều này dẫn đến các khoản lỗ ngày càng nhiều. Nhưng khi đặt SL, điểm cắt lỗ đã được cài đặt sẵn, trader sẽ không bị chi phối bởi tâm lý khi giao dịch. 

  • Không cần theo dõi lệnh thường xuyên

Không phải trader nào cũng có thời gian theo dõi thị trường liên tục để cắt lỗ hay chốt lời kịp thời. Stop Loss chính là giải pháp giúp trader đóng lệnh và giảm thiểu thua lỗ khi thị trường đi ngược hướng vào lệnh ban đầu ngay cả khi đang offline và tài khoản vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Cách tính Stop loss trong Forex

Tùy theo phong cách giao dịch và chiến lược mà mỗi nhà đầu tư sẽ có cách tính toán và đặt stop loss khác nhau. Sau đây là một số cách tính SL được nhiều trader áp dụng khi giao dịch trên thị trường Forex.

Tính Stop loss theo phân tích kỹ thuật

Thông thường những trader theo trường phái phân tích kỹ thuật thường vào lệnh khi có điểm tựa và đặt stop loss theo điểm tựa này. Cụ thể, nhà đầu tư có thể đặt SL theo các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng hoặc các mô hình giá, chỉ báo kỹ thuật (MA, Bollinger Band…)

  • Đối với lệnh Buy: Đặt SL bên dưới vùng hỗ trợ quan trọng hoặc dưới dải băng dưới của Bollinger Band, MA một vài pips. 
  • Đối với lệnh Sell: Đặt SL bên trên vùng kháng cự quan trọng hoặc trên dải băng trên của Bollinger Band, MA vài pips hoặc đặt theo các mô hình giá.

Trường hợp giao dịch theo phân tích cơ bản

Đối với những nhà đầu tư giao dịch theo tin tức có thể cân nhắc đặt stop loss theo 2 cách sau:

  • Dựa vào số vốn hiện có: Sau khi xác định điểm vào lệnh và khối lượng giao dịch, trader sẽ xác định số tiền thua lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận cho lệnh giao dịch này là bao nhiêu, từ đó tính ra vị trí đặt SL. (Lưu ý không nên đặt SL vượt quá 1-2% số dư trong tài khoản).
  • Dựa vào biến động thị trường: Nếu nhận thấy thị trường đang biến động mạnh, trader nên đặt stop loss cách xa điểm vào lệnh. Ngược lại, nếu thị trường tương đối yên ả thì nên đặt SL gần với điểm đặt lệnh.

Cách đặt lệnh Stop loss

Bất cứ một lệnh giao dịch nào cũng nên đặt Stop loss để quản lý rủi ro cho bản thân. Bởi vì, dù bạn có tài giỏi đến đâu thì cũng không bao giờ chắc chắn được hướng đi của thị trường. Quản lý rủi ro bằng SL là cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của bạn. 

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước đặt stop loss chi tiết và có ví dụ đi kèm để bạn dễ hình dung hơn.

  • Bước 1: Xác định điểm vào lệnh dựa trên phân tích thị trường.
  • Bước 2: Xác định vị trí đặt stop loss và take profit.
  • Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa mà bạn sẵn sàng chấp nhận, từ đó tính toán khối lượng giao dịch hợp lý.
  • Bước 4: Cài đặt lệnh và thực hiện giao dịch. 

Ví dụ: Cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H1. 

Bước 1: Tìm điểm vào lệnh

Phân tích biểu đồ giá của cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H1, ta thấy xuất hiện mô hình vai đầu vai. Giá phá vỡ đường neckline đi xuống, các râu nến từ chối tăng giá cho thấy xu hướng chuẩn bị đảo chiều sang giảm.

Hơn nữa, chỉ báo động lượng chạy trước đường giá MACD cũng giao cắt và hướng xuống. Ngoài ra, còn xuất hiện cây nến Doji thân dài, ngay sau đó là nến giảm mạnh. Lúc này trader có thể vào lệnh SELL tại mức giá 1,08449 USD.

Bước 2: Xác định điểm đặt SL và TP

Trong trường hợp này, trader sử dụng mô hình giá vai đầu vai làm điểm tựa chính. Vì vậy

  • Điểm đặt Stop Loss bên trên vùng vai phải tại mức giá 1,08852.
  • Điểm đặt Take Profit tại mức giá 1,07368 trùng với Fibonacci mở rộng 78,6%. 

Dựa trên các mức giá đã cài đặt, trader có thể dễ dàng tính toán số pips được hoặc mất.

  • Điểm đặt SL sẽ mất: điểm đặt Stop loss – điểm vào lệnh = 1,08852 – 1,08449 = 40,3 pip
  • Điểm đặt Tp sẽ được: điểm đặt take profit – điểm vào lệnh = 1,07368 – 1,08449 = 108,1 pip, tỷ lệ R:R đạt gần bằng 1:3. 

Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa 

Tỷ lệ SL cho mỗi lệnh giao dịch không vượt qua 1-2% số dư trong tài khoản. Vì vậy, nếu giả sử số vốn là 5.000 USD và tỷ lệ SL cho mỗi lệnh là 2% thì mức thua lỗ tối đa cho lệnh này là 100 USD. 

Vậy với số tiền sẵn sàng thua lỗ cho lệnh này là 100 USD, số pips là 40 pips dựa trên mức giá đặt SL theo phương pháp giao dịch của cá nhân thì các bạn sẽ tính được khối lượng để thực hiện giao dịch bằng công thức sau: 

Số tiền thua lỗ = khối lượng (lot) * đơn vị lot tiêu chuẩn * số pip thua lỗ * giá trị pip trên 1 đơn vị tiền tệ.

Trong đó: 

  • Số tiền thua lỗ 100 $
  • Đơn vị lot tiêu chuẩn với cặp EUR/CHF là 100,000
  • Số pip thua lỗ là  40,3 pips
  • Giá trị pip trên 1 đơn vị tiền tệ của cặp EUR/CHF là 0.0001 $.

Ta sẽ tính được khối lượng vào lệnh xấp xỉ 0.25 lot.

Bước 4: Cài đặt lệnh

Sau khi đã tính toán và phân tích kỹ lưỡng, trader có thể chờ đợi hành động giá trên thị trường và vào lệnh như kế hoạch. Ngoài ra, nếu không có thời gian theo dõi thị trường và sợ bỏ lỡ cơ hội thì trader có thể đặt lệnh chờ Sell Limit.

Những sai lầm cần tránh khi đặt stop loss

Việc đặt SL là điều vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên một giao dịch thành công cho trader. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi đặt stop loss mà trader nên lưu ý:

  • Đặt stop loss quá gần

Đặt stop loss gần có thể giúp trader thua lỗ ít hơn nếu chẳng may thị trường đi ngược xu hướng dự đoán. Tuy nhiên, khi đặt stop loss quá gần sẽ dẫn đến trường hợp lệnh của bạn bị quét sớm trước khi giá chính thức đi đúng như hướng kỳ vọng.

Có nhiều trường hợp giá vừa chạm stop loss, ngay lập tức chuyển hướng ngược lại, khiến nhà đầu tư mất một khoản lợi nhuận đáng kể. Vì vậy hãy đặt SL vừa đủ, dựa trên những vùng tranh chấp giá quan trọng của bên mua và bên bán để tránh bỏ lỡ cơ hội hay buộc phải dừng cuộc chơi sớm trong tiếc nuối. 

  • Đặt stop loss quá xa

Ngược lại với sai lầm đặt stop loss quá gần thì đặt stop loss quá xa và không có điểm tựa cũng vô cùng rủi ro. Nhiều trader nghĩ rằng việc đặt stop loss xa sẽ không bị quét SL nhưng nếu dự đoán sai hướng thì stop loss chỉ khiến bạn gồng lỗ nặng hơn và thiệt hại hơn.  

  • Dời, thả stop loss

Khi trader quá tin và nhận định của mình, nên khi giá đi ngược so với kỳ vọng thì sẽ có động thái dời Stop loss để tránh bị quét, đặc biệt khi hành động giá di chuyển sát đến điểm đặt stop loss. Điều này là cực kỳ nguy hiểm và chỉ khiến trader thua lỗ thêm mà thôi.

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về stop loss là gì và cách đặt cắt lỗ trong giao dịch Forex. Hi vọng, thông qua bài viết này các nhà đầu tư đã hiểu được tầm quan trọng của việc đặt cắt lỗ trong các giao dịch và biết cách tính toán điểm đặt SL hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Take Profit là gì? Chiến lược đặt Take Profit trong Forex

Lệnh Stop Limit là gì? Khi nào nên dùng lệnh Stop Limit?